Hỗ trợ tương đương mức thu nhập khi bị thu hồi đất

Hỗ trợ tương đương mức thu nhập khi bị thu hồi đất

Với tầm tiền khoảng 1,3 tỷ trở xuống, rất nhiều gia đình trẻ vẫn nghiêng về tập thể cũ hơn hàng loạt chung cư thương mại đang đua tranh khách.
 Từ những năm thập niên 60-70 đến thời điểm trước 2000, đa phần cuộc sống của dân cư Thủ đô vẫn trông vào hàng loạt chung cư, khu tập thể cũ được Nhà nước xây dựng, cấp, phân chia cho CBCNVC. Đến nay, trước sức ép về nơi ở gia tăng, cũng như dân số "nở" ra theo thời gian, chung cư thương mại mau chóng bùng nổ về số lượng để đáp ứng nhu cầu an cư của người dân. "Mặt trái của tấm huy chương": số lượng không đi đôi với chất lượng. Hậu quả để lại: chung cư thương mại ế dài, "sân khấu" BĐS chỉ còn "kép chính" là nhà đầu tư "lướt sóng" bắt tay cùng chủ dự án, trước nỗi lo dai dẳng của cơ quan quản lý và hàng triệu người lao động đang trú tạm trong những căn nhà thuê.

"30 năm vẫn chạy tốt"

Từ căn nguyên đó, rất nhiều khách hàng (đa phần là gia đình trẻ) càng có lý do "trao gửi" niềm tin nơi chung cư tập thể cũ. Không bàn tới các chung cư thương mại đã hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định (vì số lượng quá khiêm tốn và giá cả cũng "chát" so với khả năng tài chính của người lao động).

Tham khảo ngẫu nhiên nhiều khách hàng đang quan tâm tới tập thể cũ từ đầu năm 2014, mức chi trả trong mức "chịu được" của họ chủ yếu dưới 1,4 tỷ đồng. Nguyên nhân nhiều nhà tập thể cũ ở Thủ đô đang đắt khách, chính là độ bền "dẻo dai" của nó. Nhận định này được cho là "trái khoáy" so với lý thuyết về xây dựng dân dụng.

Nhưng người mua nhà lại đưa ra "lý": nhìn khắp nơi trong Hà Nội, những tập thể cũ trên dưới 20 năm cơ bản vẫn ở tốt. Ngay cả C5 Quỳnh Mai (tuổi đời 60 năm), Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân), Thành Công, Nghĩa Tân (Cầu Giấy)… cư dân vẫn sinh sống ổn. Nói như vậy, không có nghĩa chủ nhân các căn hộ tập thể cũ chấp nhận sinh hoạt bất tiện và… không biết sợ nguy hiểm vì công trình xuống cấp. Mới đây, trường hợp tập thể C5 Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng) bị "nêu tên" vì chất lượng công trình báo động, mỗi tầng chỉ có 1 nhà vệ sinh chung(!).

Giới săn lùng chung cư cũ lạc quan trước một số dự án cải tạo, xây mới tập thể cũ thành hình

Điều ngạc nhiên, giới trẻ lại… không "ngán" điều đó. Anh Hùng, một kỹ sư Hóa – Dầu đang công tác ở Hà Nội, khẳng định: "Đó là tình trạng chung của tập thể cũ Thủ đô. Nhưng mỗi nơi, cấp độ lại khác và tùy thuộc vào độ chấp nhận của người mua".

Cũ, nhưng đúng nghĩa "tập thể"

Tháng 4/2014, sự thay đổi tích cực nhất trong tiến trình cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại Hà Nội đến từ chỉ đạo của Tp.Hà Nội. Theo đó, chung cư tập thể cũ Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng) được "ưu ái" xem xét hỗ trợ từ tiền sử dụng đất của các dự án hỗ trợ trong trường hợp dự án cải tạo mất cân đối tài chính.

Giới "săn lùng" chung cư cũ cũng như những ai đang "không chốn an cư" ở Hà Nội lại càng lạc quan trước một số dự án cải tạo, xây mới tập thể cũ đã thành hình: C7 Giảng Võ, D2 Giảng Võ. Một tương lai về những tập thể cũ (sau khi "thay áo mới") ùn ùn cư dân sinh sống, đối lập với vô số chung cư mới xây trống vắng khách mua, được vẽ ra với cơ sở đó.
Trở lại với những ưu và nhược điểm của tập thể cũ. Bản thân những gia chủ tại các khu chung cư có tuổi đời không thua kém họ(!) thừa nhận: diện tích sử dụng thường nhỏ nếu không cơi nới, phức tạp về sửa chữa nhà cửa (xin ý kiến hàng xóm), bất tiện nếu con cái lớn lên, bất tiện về chỗ gửi xe…

Bù lại, "điểm cộng" của tập thể cũ chính là vị trí trung tâm (yếu tố quyết định giá cả). Những khu hội đủ các yếu tố trường học, chợ dân sinh, siêu thị, bệnh viện, giải trí như Tập thể khóa Minh Khai (ngõ Hòa Bình 7, Hai Bà Trưng), Nghĩa Tân, Thành Công đang được chủ nhà "quát" giá 1,5 tỷ đồng cho căn khoảng 30m2 diện tích sổ đỏ (50-60m2 diện tích sử dụng) là điều dễ hiểu. Thêm nữa, không gian thoáng đãng, lưu không tốt, sân chơi sinh hoạt cho người già, trẻ nhỏ có.

Với những người muốn mua để ở tại tập thể cũ, yếu tố cộng đồng cũng rất quan trọng. Ở chung cư, tình trạng "đèn nhà ai nhà ấy rạng" luôn diễn ra. Còn với tập thể cũ, việc hàng xóm qua lại, thăm nom, trông nhà giúp nhau được đánh giá cao. Vấn đề xung đột mâu thuẫn giữa các hộ liền kề được "bỏ qua". Thuê tập thể cũ, cũng là lựa chọn tốt cho những ai "nuôi" mộng chung cư giá rẻ, bằng cách gửi tiết kiệm ngân hàng và chờ các đơn vị tạo lập BĐS lùi tham vọng lợi nhuận.

 
 

 (Theo báo kinh doanh

 Từ những năm thập niên 60-70 đến thời điểm trước 2000, đa phần cuộc sống của dân cư Thủ đô vẫn trông vào hàng loạt chung cư, khu tập thể cũ được Nhà nước xây dựng, cấp, phân chia cho CBCNVC. Đến nay, trước sức ép về nơi ở gia tăng, cũng như dân số "nở" ra theo thời gian, chung cư thương mại mau chóng bùng nổ về số lượng để đáp ứng nhu cầu an cư của người dân. "Mặt trái của tấm huy chương": số lượng không đi đôi với chất lượng. Hậu quả để lại: chung cư thương mại ế dài, "sân khấu" BĐS chỉ còn "kép chính" là nhà đầu tư "lướt sóng" bắt tay cùng chủ dự án, trước nỗi lo dai dẳng của cơ quan quản lý và hàng triệu người lao động đang trú tạm trong những căn nhà thuê.

"30 năm vẫn chạy tốt"

Từ căn nguyên đó, rất nhiều khách hàng (đa phần là gia đình trẻ) càng có lý do "trao gửi" niềm tin nơi chung cư tập thể cũ. Không bàn tới các chung cư thương mại đã hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định (vì số lượng quá khiêm tốn và giá cả cũng "chát" so với khả năng tài chính của người lao động).

Tham khảo ngẫu nhiên nhiều khách hàng đang quan tâm tới tập thể cũ từ đầu năm 2014, mức chi trả trong mức "chịu được" của họ chủ yếu dưới 1,4 tỷ đồng. Nguyên nhân nhiều nhà tập thể cũ ở Thủ đô đang đắt khách, chính là độ bền "dẻo dai" của nó. Nhận định này được cho là "trái khoáy" so với lý thuyết về xây dựng dân dụng.

Nhưng người mua nhà lại đưa ra "lý": nhìn khắp nơi trong Hà Nội, những tập thể cũ trên dưới 20 năm cơ bản vẫn ở tốt. Ngay cả C5 Quỳnh Mai (tuổi đời 60 năm), Thanh Xuân Bắc (Thanh Xuân), Thành Công, Nghĩa Tân (Cầu Giấy)… cư dân vẫn sinh sống ổn. Nói như vậy, không có nghĩa chủ nhân các căn hộ tập thể cũ chấp nhận sinh hoạt bất tiện và… không biết sợ nguy hiểm vì công trình xuống cấp. Mới đây, trường hợp tập thể C5 Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng) bị "nêu tên" vì chất lượng công trình báo động, mỗi tầng chỉ có 1 nhà vệ sinh chung(!).

Giới săn lùng chung cư cũ lạc quan trước một số dự án cải tạo, xây mới tập thể cũ thành hình

Điều ngạc nhiên, giới trẻ lại… không "ngán" điều đó. Anh Hùng, một kỹ sư Hóa – Dầu đang công tác ở Hà Nội, khẳng định: "Đó là tình trạng chung của tập thể cũ Thủ đô. Nhưng mỗi nơi, cấp độ lại khác và tùy thuộc vào độ chấp nhận của người mua".

Cũ, nhưng đúng nghĩa "tập thể"

Tháng 4/2014, sự thay đổi tích cực nhất trong tiến trình cải tạo, sửa chữa chung cư cũ tại Hà Nội đến từ chỉ đạo của Tp.Hà Nội. Theo đó, chung cư tập thể cũ Nguyễn Công Trứ (Hai Bà Trưng) được "ưu ái" xem xét hỗ trợ từ tiền sử dụng đất của các dự án hỗ trợ trong trường hợp dự án cải tạo mất cân đối tài chính.

Giới "săn lùng" chung cư cũ cũng như những ai đang "không chốn an cư" ở Hà Nội lại càng lạc quan trước một số dự án cải tạo, xây mới tập thể cũ đã thành hình: C7 Giảng Võ, D2 Giảng Võ. Một tương lai về những tập thể cũ (sau khi "thay áo mới") ùn ùn cư dân sinh sống, đối lập với vô số chung cư mới xây trống vắng khách mua, được vẽ ra với cơ sở đó.
Trở lại với những ưu và nhược điểm của tập thể cũ. Bản thân những gia chủ tại các khu chung cư có tuổi đời không thua kém họ(!) thừa nhận: diện tích sử dụng thường nhỏ nếu không cơi nới, phức tạp về sửa chữa nhà cửa (xin ý kiến hàng xóm), bất tiện nếu con cái lớn lên, bất tiện về chỗ gửi xe…

Bù lại, "điểm cộng" của tập thể cũ chính là vị trí trung tâm (yếu tố quyết định giá cả). Những khu hội đủ các yếu tố trường học, chợ dân sinh, siêu thị, bệnh viện, giải trí như Tập thể khóa Minh Khai (ngõ Hòa Bình 7, Hai Bà Trưng), Nghĩa Tân, Thành Công đang được chủ nhà "quát" giá 1,5 tỷ đồng cho căn khoảng 30m2 diện tích sổ đỏ (50-60m2 diện tích sử dụng) là điều dễ hiểu. Thêm nữa, không gian thoáng đãng, lưu không tốt, sân chơi sinh hoạt cho người già, trẻ nhỏ có.

Với những người muốn mua để ở tại tập thể cũ, yếu tố cộng đồng cũng rất quan trọng. Ở chung cư, tình trạng "đèn nhà ai nhà ấy rạng" luôn diễn ra. Còn với tập thể cũ, việc hàng xóm qua lại, thăm nom, trông nhà giúp nhau được đánh giá cao. Vấn đề xung đột mâu thuẫn giữa các hộ liền kề được "bỏ qua". Thuê tập thể cũ, cũng là lựa chọn tốt cho những ai "nuôi" mộng chung cư giá rẻ, bằng cách gửi tiết kiệm ngân hàng và chờ các đơn vị tạo lập BĐS lùi tham vọng lợi nhuận.

 
 

 (Theo báo kinh doanh

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN UDIC
Địa chỉ 1: 29 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa - Hà Nội
Địa chỉ 2: Tầng 2, Tòa nhà Trung Yên 1, KĐT Trung Yên - Cầu Giấy - Hà Nội
Website: www.udicland.com.vn - Tel: 0437 868 588 - Fax: 0437 868 666
Phòng Kinh Doanh : 0914.583.599 Email : kinhdoanh1@udicland.com.vn
0914.583.599
Mọi chi tiết xin liên hệ theo số hotline các bộ phận