Vì sao kinh tế mãi tụt dốc?

Vì sao kinh tế mãi tụt dốc?

Mặc dù chủ đề "Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014, nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược" khá gần với nhiều hội thảo gần đây, song Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức trong hai ngày 26 và 27/9 tại Huế vẫn rất sôi nổi với các tranh luận nhiều chiều.
 Đều thống nhất là nền kinh tế đang rất khó khăn trì trệ, song vẫn rất cần kiên định ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế, nhưng các giải pháp ở cả ngắn hạn và dài hạn được đề cập dường như đều chưa đủ sức nặng.

Vì sao kinh tế mãi tụt dốc?

 Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên quả quyết nền kinh tế Việt Nam đang một mình nghẽn mạch, nhưng số liệu thống kê luôn có độ “bí ẩn” và nhiều “đại vấn đề” của nền kinh tế vẫn còn nguyên.

TS. Trần Du Lịch dự báo, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Ông Lịch cũng nhấn mạnh nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Trong khi đó, nhấn mạnh đây là thời điểm hệ trọng của nền kinh tế Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành nêu lại quan điểm với ổn định kinh tế vĩ mô thì phải kiên trì nhất quán, phục hồi không quá vội vã, tái cấu trúc thì phải kiên quyết và mạnh mẽ.

Ông Thành cũng cho rằng trong trung hạn, đừng nên trông chờ vào sự đồng thuận trong xã hội hiện nay, mà cần hướng tới tiếng nói chung và ý chí cá nhân mạnh mẽ quyết liệt, chính cái đó sẽ tạo ra sự đồng thuận. 

"Chúng ta cứ đi tìm sự đồng thuận mà lại thiếu ý chí quyết liệt của các cá nhân có trọng trách, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám chiến đấu", ông Thành nhận xét.

Ông cho rằng cơ hội chỉ đến khi có hai điều kiện, ổn định và cải cách quyết liệt thì lòng tin của người dân, nhà đầu tư, thị trường sẽ quay lại.

Không có nhiều khác biệt về nhận định tình hình, song sự tranh luận về các giải pháp đã nóng hơn rất nhiều khi Phó giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia Lê Quốc Lý cho rằng, nếu đi tiếp bằng các giải pháp mà nhiều diễn giả tại diễn đàn đang kiến giải thì nền kinh tế sẽ khó khăn hơn.

Bằng kinh nghiệm 25 năm làm ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lý cũng nhận xét phát biểu của ông Thiên và ông Lịch đều rất hay nhưng vướng vào câu chuyện logic hình thức và sẽ triệt tiêu các giải pháp khác.

"Ổn định kinh tế vĩ mô là cần, nhưng anh Lịch quên mất  một điều là ổn định kinh tế vĩ mô khi mọi hệ thống khác nó hoạt động đều đặn chứ không phải là chặn các khe suối lại để rồi nó tắc nghẽn", ông Lý nêu quan điểm.

"Sai lầm đầu tiên là chúng ta là để nền kinh tế này thiếu máu trầm trọng, biểu hiện là thiếu tiền vốn để đầu tư phát triển. Doanh nghiệp chết do thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh là lỗi đầu tiên trong tư tưởng định hướng và trong tư duy của chúng ta, chứ không phải lỗi tại doanh nghiệp", ông Lý nói.

Vẫn theo diễn giả này thì 8 tháng tăng tổng phương tiện thanh toán có 6% là "sai lầm ghê gớm, chống lạm phát không phải ở giải pháp thắt chặt như thế. Tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam mấy chục năm 20% là ổn định".

"Quan điểm anh Lý nói về kinh tế vĩ mô là cực kỳ nguy hiểm", TS. Trần Du Lịch ngay lập tức phản biện. Ông Lịch cho rằng ông Lý phê phán Nghị quyết 11 (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ban hành cuối tháng 2/2011 - PV) mà quên rằng lúc đó Việt Nam đang đứng ở bờ vực của lạm phát phi mã, nếu không cứu nền kinh tế sẽ sụp đổ.

"Cái giá phải trả rất lớn nhưng đó là quyết định đúng nhất, nếu nóng ruột nới tổng cầu là cực kỳ nguy hiểm", ông Lịch nói.

Vẫn sự sốt ruột thường trực, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đề nghị phải giải đáp cho rõ tại sao từ mấy năm nay kinh tế cứ tụt dần, do nguyên nhân bên ngoài hay bên trong là chủ yếu.

"Những hội thảo kiểu thế này cứ chồng lên nhau, nhưng nghiên cứu không đủ tầm, không rõ nét, không chính xác. Mà nghiên cứu đúng rồi có đưa lên đúng địa chỉ được không, hay lên trên lại còn vướng ghế, nhóm lợi ích…", ông Kiêm lo ngại.

Kiên trì quan điểm cần đổi mới thể chế, song chuyên gia Võ Đại Lược cũng nhấn mạnh vai trò quyết định của chính sách nhân tài. Ông đề nghị Quốc hội nên có luật quy định trách nhiệm của các quan chức, nếu không đã có chức thì cứ nghiễm nhiên ngồi mãi.

Cho rằng nhất thiết phải có cải cách về thể chế, đã có quyền lực thì phải có cơ chế giám sát, chuyên gia Lê Đăng Doanh đề nghị Quốc hội nên ra nghị quyết về cải cách thể chế để thúc đẩy thực hiện nghị quyết đại hội Đảng.
 
Theo: vneconomy.vn
 Đều thống nhất là nền kinh tế đang rất khó khăn trì trệ, song vẫn rất cần kiên định ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh quá trình cải cách thể chế, nhưng các giải pháp ở cả ngắn hạn và dài hạn được đề cập dường như đều chưa đủ sức nặng.

Vì sao kinh tế mãi tụt dốc?

 Diễn đàn Kinh tế Mùa thu 2013

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên quả quyết nền kinh tế Việt Nam đang một mình nghẽn mạch, nhưng số liệu thống kê luôn có độ “bí ẩn” và nhiều “đại vấn đề” của nền kinh tế vẫn còn nguyên.

TS. Trần Du Lịch dự báo, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn đặt ra trong năm 2013 vẫn tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn 2 năm 2012-2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014 tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Ông Lịch cũng nhấn mạnh nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Trong khi đó, nhấn mạnh đây là thời điểm hệ trọng của nền kinh tế Việt Nam, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành nêu lại quan điểm với ổn định kinh tế vĩ mô thì phải kiên trì nhất quán, phục hồi không quá vội vã, tái cấu trúc thì phải kiên quyết và mạnh mẽ.

Ông Thành cũng cho rằng trong trung hạn, đừng nên trông chờ vào sự đồng thuận trong xã hội hiện nay, mà cần hướng tới tiếng nói chung và ý chí cá nhân mạnh mẽ quyết liệt, chính cái đó sẽ tạo ra sự đồng thuận. 

"Chúng ta cứ đi tìm sự đồng thuận mà lại thiếu ý chí quyết liệt của các cá nhân có trọng trách, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám chiến đấu", ông Thành nhận xét.

Ông cho rằng cơ hội chỉ đến khi có hai điều kiện, ổn định và cải cách quyết liệt thì lòng tin của người dân, nhà đầu tư, thị trường sẽ quay lại.

Không có nhiều khác biệt về nhận định tình hình, song sự tranh luận về các giải pháp đã nóng hơn rất nhiều khi Phó giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia Lê Quốc Lý cho rằng, nếu đi tiếp bằng các giải pháp mà nhiều diễn giả tại diễn đàn đang kiến giải thì nền kinh tế sẽ khó khăn hơn.

Bằng kinh nghiệm 25 năm làm ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Lý cũng nhận xét phát biểu của ông Thiên và ông Lịch đều rất hay nhưng vướng vào câu chuyện logic hình thức và sẽ triệt tiêu các giải pháp khác.

"Ổn định kinh tế vĩ mô là cần, nhưng anh Lịch quên mất  một điều là ổn định kinh tế vĩ mô khi mọi hệ thống khác nó hoạt động đều đặn chứ không phải là chặn các khe suối lại để rồi nó tắc nghẽn", ông Lý nêu quan điểm.

"Sai lầm đầu tiên là chúng ta là để nền kinh tế này thiếu máu trầm trọng, biểu hiện là thiếu tiền vốn để đầu tư phát triển. Doanh nghiệp chết do thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh là lỗi đầu tiên trong tư tưởng định hướng và trong tư duy của chúng ta, chứ không phải lỗi tại doanh nghiệp", ông Lý nói.

Vẫn theo diễn giả này thì 8 tháng tăng tổng phương tiện thanh toán có 6% là "sai lầm ghê gớm, chống lạm phát không phải ở giải pháp thắt chặt như thế. Tổng phương tiện thanh toán ở Việt Nam mấy chục năm 20% là ổn định".

"Quan điểm anh Lý nói về kinh tế vĩ mô là cực kỳ nguy hiểm", TS. Trần Du Lịch ngay lập tức phản biện. Ông Lịch cho rằng ông Lý phê phán Nghị quyết 11 (về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, ban hành cuối tháng 2/2011 - PV) mà quên rằng lúc đó Việt Nam đang đứng ở bờ vực của lạm phát phi mã, nếu không cứu nền kinh tế sẽ sụp đổ.

"Cái giá phải trả rất lớn nhưng đó là quyết định đúng nhất, nếu nóng ruột nới tổng cầu là cực kỳ nguy hiểm", ông Lịch nói.

Vẫn sự sốt ruột thường trực, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm đề nghị phải giải đáp cho rõ tại sao từ mấy năm nay kinh tế cứ tụt dần, do nguyên nhân bên ngoài hay bên trong là chủ yếu.

"Những hội thảo kiểu thế này cứ chồng lên nhau, nhưng nghiên cứu không đủ tầm, không rõ nét, không chính xác. Mà nghiên cứu đúng rồi có đưa lên đúng địa chỉ được không, hay lên trên lại còn vướng ghế, nhóm lợi ích…", ông Kiêm lo ngại.

Kiên trì quan điểm cần đổi mới thể chế, song chuyên gia Võ Đại Lược cũng nhấn mạnh vai trò quyết định của chính sách nhân tài. Ông đề nghị Quốc hội nên có luật quy định trách nhiệm của các quan chức, nếu không đã có chức thì cứ nghiễm nhiên ngồi mãi.

Cho rằng nhất thiết phải có cải cách về thể chế, đã có quyền lực thì phải có cơ chế giám sát, chuyên gia Lê Đăng Doanh đề nghị Quốc hội nên ra nghị quyết về cải cách thể chế để thúc đẩy thực hiện nghị quyết đại hội Đảng.
 
Theo: vneconomy.vn
Các Tin Khác
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ BẤT ĐỘNG SẢN UDIC
Địa chỉ 1: 29 Huỳnh Thúc Kháng - Đống Đa - Hà Nội
Địa chỉ 2: Tầng 2, Tòa nhà Trung Yên 1, KĐT Trung Yên - Cầu Giấy - Hà Nội
Website: www.udicland.com.vn - Tel: 0437 868 588 - Fax: 0437 868 666
Phòng Kinh Doanh : 0914.583.599 Email : kinhdoanh1@udicland.com.vn
0914.583.599
Mọi chi tiết xin liên hệ theo số hotline các bộ phận