Ông Vượng hiện nắm giữ khoảng 53% cổ phần tập đoàn Vingroup cùng hàng loạt BĐS ở nhiều địa phương khác nhau. Năm 2010, ông Vượng trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán và giữ vị trí này 2 năm sau đó. Theo Bloomberg, ông chủ của Vingroup khởi nghiệp từ kinh doanh mì ăn liền tại Ukraine và sau đó là đầu tư bất động sản ở Việt Nam.
Bầu Đức- Dự án khủng ở Lào và Myanmar
Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được Wall Street Journal đánh giá là một trong những “nhân vật chính” trong bức tranh kinh tế VN trong những năm gần đây. Nắm giữ đa số cổ phần của một trong những doanh nghiệp phát triển BĐS lớn nhất nước, Bầu Đức cũng tham gia sâu vào các lĩnh vực như sản xuất cao su, đồ nội thất và thủy điện tại Việt Nam và các quốc gia lân cân. Ông cũng sở hữu một câu lạc bộ bóng đá riêng và là người Việt Nam đầu tiên kể từ năm 1975 sở hữu máy bay riêng.
Năm 2013, khi thị trường BĐS trong nước gặp khó khăn ông đã tạo ra cú sốc lớn khi mạnh tay phá giá tới 50% tại dự án căn hộ cao cấp. Đặc biệt, HAGL đang là nhà đầu tư Việt Nam dẫn đầu trên thị trường Myanmar với dự án khủng lên đến 400 triệu USD. Mới đây, thị trường mía đường trong nước cũng lao đao khi ông quyết định nhập đường từ Lào về tinh luyện xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Trần Đình Long: Cùng vợ lọt top 10 người giàu nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long từ lâu luôn được biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Năm nay, công việc kinh doanh của ông được cho là khá thuận lợi, cổ phiếu HPG liên tục tăng, trong đó đáng chú ý, tập đoàn này đã thu hồi được 264 tỷ đồng từ CTCP Đầu tư Hà Nội ACB bầu Kiên.
Ông Long
Ông là một trong số ít các đại gia chơi vượt tầm khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng. Năm 2013, đại gia này khi dấu ấn với việc hoàn thiện liên hợp sản xuất thép tư nhân hiện đại ở Hải Dương và có thời điểm cùng vợ lọt top 10 người giàu nhất Việt Nam.
Đại gia điếu cày: Sốt nhà giá rẻ và hệ thống khách sạn lớn nhất Việt Nam
Sở hữu hàng chục khách sạn thương hiệu Mường Thanh ở nhiều thành phố lớn và hàng chục dự án BĐS, ông Lê Thanh Thản luôn gắn liền với hình ảnh đại gia điếu cày. Giữa lúc thị trường ảm đạm, các dự án của ông luôn tấp nập, thậm chí phải chen lấn, giành nhau suất mua. Ông là người tiên phong giảm giá và đưa ra thị trường những căn hộ giá rẻ.
Lê Viết Lãm: “Vua” cáp treo Việt Nam và thế giới
Nói tới cáp treo, không thể không nhắc tới ông Lê Viết Lãm, chủ tịch tập đoàn Sungroup. Bà Nà Hills, dự án tiêu biểu của Sungroup hiện đang giữ 4 kỷ lục thế giới về cáp treo. Mới đây, tập đoàn này cũng đã đầu tư 4.400 tỷ đồng vào dự án cáp treo lên đỉnh Fansipan (Sapa – Lào Cai).
Kế nghiệp chồng, bà Thúy Ngà giàu vượt Bầu Đức
Hiện, Nam Cường đang là chủ đầu tư của các khu đô thị như Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Dương Nội (Hà Nội) cùng nhiều dự án khu đô thị ở Nam Định, Hải Dương. Ngoài ra, Nam Cường còn sở hữu nhiều khách sạn lớn ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…
Theo Vietnamnet
Ông Vượng hiện nắm giữ khoảng 53% cổ phần tập đoàn Vingroup cùng hàng loạt BĐS ở nhiều địa phương khác nhau. Năm 2010, ông Vượng trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán và giữ vị trí này 2 năm sau đó. Theo Bloomberg, ông chủ của Vingroup khởi nghiệp từ kinh doanh mì ăn liền tại Ukraine và sau đó là đầu tư bất động sản ở Việt Nam.
Bầu Đức- Dự án khủng ở Lào và Myanmar
Ông Đoàn Nguyên Đức, chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai được Wall Street Journal đánh giá là một trong những “nhân vật chính” trong bức tranh kinh tế VN trong những năm gần đây. Nắm giữ đa số cổ phần của một trong những doanh nghiệp phát triển BĐS lớn nhất nước, Bầu Đức cũng tham gia sâu vào các lĩnh vực như sản xuất cao su, đồ nội thất và thủy điện tại Việt Nam và các quốc gia lân cân. Ông cũng sở hữu một câu lạc bộ bóng đá riêng và là người Việt Nam đầu tiên kể từ năm 1975 sở hữu máy bay riêng.
Năm 2013, khi thị trường BĐS trong nước gặp khó khăn ông đã tạo ra cú sốc lớn khi mạnh tay phá giá tới 50% tại dự án căn hộ cao cấp. Đặc biệt, HAGL đang là nhà đầu tư Việt Nam dẫn đầu trên thị trường Myanmar với dự án khủng lên đến 400 triệu USD. Mới đây, thị trường mía đường trong nước cũng lao đao khi ông quyết định nhập đường từ Lào về tinh luyện xuất khẩu sang Trung Quốc.
Ông Trần Đình Long: Cùng vợ lọt top 10 người giàu nhất
Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long từ lâu luôn được biết đến là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép. Năm nay, công việc kinh doanh của ông được cho là khá thuận lợi, cổ phiếu HPG liên tục tăng, trong đó đáng chú ý, tập đoàn này đã thu hồi được 264 tỷ đồng từ CTCP Đầu tư Hà Nội ACB bầu Kiên.
Ông Long
Ông là một trong số ít các đại gia chơi vượt tầm khi vung hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng. Năm 2013, đại gia này khi dấu ấn với việc hoàn thiện liên hợp sản xuất thép tư nhân hiện đại ở Hải Dương và có thời điểm cùng vợ lọt top 10 người giàu nhất Việt Nam.
Đại gia điếu cày: Sốt nhà giá rẻ và hệ thống khách sạn lớn nhất Việt Nam
Sở hữu hàng chục khách sạn thương hiệu Mường Thanh ở nhiều thành phố lớn và hàng chục dự án BĐS, ông Lê Thanh Thản luôn gắn liền với hình ảnh đại gia điếu cày. Giữa lúc thị trường ảm đạm, các dự án của ông luôn tấp nập, thậm chí phải chen lấn, giành nhau suất mua. Ông là người tiên phong giảm giá và đưa ra thị trường những căn hộ giá rẻ.
Lê Viết Lãm: “Vua” cáp treo Việt Nam và thế giới
Nói tới cáp treo, không thể không nhắc tới ông Lê Viết Lãm, chủ tịch tập đoàn Sungroup. Bà Nà Hills, dự án tiêu biểu của Sungroup hiện đang giữ 4 kỷ lục thế giới về cáp treo. Mới đây, tập đoàn này cũng đã đầu tư 4.400 tỷ đồng vào dự án cáp treo lên đỉnh Fansipan (Sapa – Lào Cai).
Kế nghiệp chồng, bà Thúy Ngà giàu vượt Bầu Đức
Hiện, Nam Cường đang là chủ đầu tư của các khu đô thị như Cổ Nhuế, Phùng Khoang, Dương Nội (Hà Nội) cùng nhiều dự án khu đô thị ở Nam Định, Hải Dương. Ngoài ra, Nam Cường còn sở hữu nhiều khách sạn lớn ở Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội,…
Theo Vietnamnet